TheựántiềnsốcủaôngchủChatGPTbịcholàgiánđiệphim chiếu rạpo báo cáo từ một ủy ban mới thành lập gồm các nghị sĩ Kenya, Worldcoin bị đưa vào diện giám sát và được khuyến nghị nên ngừng dự án vì lo ngại việc thu thập dữ liệu là hành động gián điệp. Cơ quan này cũng yêu cầu điều tra hình sự đối với Tools for Humanity, công ty mẹ của Worldcoin.
Một nhóm nghị sĩ Kenya cũng yêu cầu Worldcoin dừng đăng ký người dùng mới, cảnh báo về cách lưu trữ dữ liệu, đồng thời nêu mối lo ngại rằng thông tin sinh trắc học bị thu thập có thể được dùng sai mục đích. Nhóm cảnh báo việc triển khai tiền điện tử có thể gây rủi ro cho hệ thống tài chính Kenya, khuyến nghị cơ quan quản lý truyền thông nước này cần đưa website Worldcoin vào danh sách đen trong tuần tới và đình chỉ sự hiện diện thực tế của dự án tại quốc gia này.
Đại diện Tools for Humanity chưa bình luận. Theo ghi nhận của Telegraphđến ngày 3/10, Worldcoin vẫn hoạt động ở Kenya.
Trước đó, ngày 2/8, Bộ Nội vụ Kenya thông báo dừng tất cả hoạt động liên quan đến Worldcoin cho đến khi các cơ quan chức năng xác định dự án có gây rủi ro cho công dân hay không. Họ cũng xem xét "cách thức mà những người thu thập dự định sử dụng dữ liệu".
Worldcoin tự mô tả là "mạng lưới tài chính và nhận dạng kỹ thuật số", ra đời "như một phản ứng trước sự phát triển của trí tuệ nhân tạo" nhằm hạn chế gian lận và lừa đảo danh tính trên không gian mạng. Dự án sử dụng một quả cầu để quét mống mắt có tên Orb. Đổi lại, người tham gia nhận được một mã World ID cùng 25 WLD miễn phí, hiện tương đương 1,5 USD mỗi đồng.
Khi ra mắt dự án cuối tháng 7, Sam Altman, CEO OpenAI - công ty đứng sau ChatGPT, cho biết Worldcoin cùng quả cầu đã xuất hiện ở hàng chục thành phố tại hơn 20 quốc gia và đã cấp ID cho hơn hai triệu người từ 120 nước, chủ yếu là trong thời gian thử nghiệm hai năm trước đó. Một số video xuất hiện trên mạng xã hội cũng cho thấy hàng trăm người xếp hàng dọc các con phố để đợi quét mống mắt và nhận tiền số miễn phí.
Bảo Lâm (theo Telegraph)